DANH MỤC
Nước ép trái cây nguyên chất là nguồn dinh dưỡng dồi dào và đa phần còn an toàn cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ cũng uống được nước ép và không phải loại nước ép nào cũng phù hợp cho trẻ. Cách cho trẻ uống nước ép một cách ngon miệng và tốt cho sức khỏe sẽ được giải đáp dưới đây.
Nước ép trái cây có được khi bạn dường phương pháp ép những loại trái cây để thu phần nước. Khi ép lấy nước bạn có thể dùng tay kết hợp các công cụ để vắt hoặc bằng máy chuyên dụng. Công đoạn này giúp bạn chắt lọc những gì tinh túy, bổ dưỡng nhất của trái cây và oại bỏ được phần xơ, vỏ không tốt cho tiêu hóa.
Trẻ em thích uống nước ép trái cây vì nước ép ngọt, thơm, không gây ngán như sữa hay vô vị như nước tinh khiết. Hơn nữa nước ép rất đa dạng, mỗi loại trái cây lại có vị riêng biệt không giống nhau. Nhiều đứa trẻ không chịu uống nước thường xuyên, nước trái cây là một phương pháp rất hay để trẻ bù nước.
Tiếp nữa, chúng ta cần bàn đến giá trị dinh dưỡng. Vì nó tốt nên các ông bố, bà mẹ mới chọn nó cho con của mình. Bạn biết đấy, trái cây tươi chính là nguồn khoáng chất, vitamin dồi dào cho cơ thể. Thay vì bắt con phải ăn quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng, bạn có thể bổ sung thêm những ly nước ép thơm ngon dễ uống. Loại nước được khuyến khích với trẻ chính là nước ép tự làm tại nhà chứ không phải nước ép đóng chai/lon được bày bán tại những cửa hàng, siêu thị…
Tuy có nhiều công dụng và lành tính là vậy nhưng nước trái cây vẫn có nhiều hạn chế. Tiêu biểu như những loại quả mọng nước có hàm lượng đường cao, nếu đã uống mà còn ăn thêm quà bánh thì trẻ rất dễ thừa đường dẫn đến thừa cân. Do đó việc cân bằng chế độ ăn uống và lựa chọn loại nước ép cho con sử dụng là rất quan trọng.
Đối với trẻ em dưới 6 tháng, không nên cho uống nước ép trái cây. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ có thể pha loãng nước ép để con trẻ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Đây là khuyến cáo của những chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên nằm lòng kiến thức này. Theo những chuyên gia, cách tập cho bé làm quen với nước ép còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng con trẻ ghét ăn rau củ sau này.
Nếu không pha loãng nước ép với đồ ăn, mẹ có thể thực hiện cách say. Lấy nước ép nguyên chất pha loãng với nước tinh khiết theo tỉ lệ 1:10. Lượng nước ép phù hợp với trẻ còn được quy định theo từng độ tuổi.
Ví dụ:
Nước ép trái cây nếu không được bảo quản tốt sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng thậm chí uống vào còn gây đau bụng. Một vài loại nước ép còn dễ sỉnh a độc tố nếu bảo quản không kĩ. Trẻ nhỏ luôn có sức đề kháng yếu, nếu uống phải nước ép trái cây hỏng sẽ dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với các thực phẩm tươi sống như trái cây, không có chất bảo quản, nên sử dụng hết trong ngày, nhất là khi đã pha chế để sử dụng ngay.
Một bên phải mất công từ khâu chọn lựa, sơ chế, thực hiện công phu. Một bên chỉ cần ra siêu thị là đã có ngay. Nếu đặt mình vào hoàn cảnh này, bạn sẽ chọn phương án nào tiện lợi, nhanh gọn hay tỉ mỉ, an toàn?
9/10 bà mẹ cho rằng chúng ta nên dùng nước ép tự làm tại nhà cho trẻ uống.
Các quy trình bảo quản, thanh trùng của nước ép trái cây công nghiệp vô tình làm giảm các chất dinh dưỡng vốn có của trái cây. Bên cạnh đó, nguồn gốc của trái cây mà các hãng nước ép sử dụng chưa chắc đã chất lượng. Các phụ gia bảo quản nếu sử dụng quá nhiều cũng gây ảnh hưởng sức khỏe. Do đó tốt nhất bạn nên cho các bé uống nước ép tươi, biết rõ nguồn gốc và được làm tại nhà. Đây cũng là cách bạn kiểm soát được các chất được đưa vào cơ thể con.
Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý:
Nước ép táo
Nước ép xoài
Nước ép nho
Nước ép cà rốt
Nước ép cam
Nước ép ổi
Nước ép bưởi
Nước ép đào
Nước ép lê
Nước ép thơm
Dừng ngay việc cho rằng cái gì giàu dinh dưỡng là tốt và tự ý cho bé sử dụng. Nước ép trái cây cũng vậy. Thông tin trong bài được tổng hợp từ những nguồn uy tín, bố mẹ nên tham khảo để chăm con mình tốt hơn, vui hơn, khỏe hơn mỗi ngày.
Nguồn : https://thewaterman.vn/blogs/uong-nuoc/khi-nao-nen-cho-be-uong-nuoc-ep-trai-cay