5 loại thức uống cho người bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống của mỗi người. Nhiệt miệng chính là sự viêm nhiễm gây ra các vết loét bên trong miệng. Tuy thường xảy ra và thường tự khỏi nhưng nếu diễn ra quá lâu, cơ thể bạn sẽ thiếu vitamin và các dưỡng chất. Để nhanh chóng hết nhiệt miệng, hãy sử dụng 5 loại đồ uống có tính mát được kể dưới đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một vấn đề phổ biến hiện nay không kể mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể gây đau nhức và khó chịu cho bạn, nhưng chúng sẽ tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Chúng thường xuất hiện qua các vết loét nông nhỏ, hình tròn, sưng, màu trắng hoặc đỏ. Người bị nhiệt miệng có thể bị nhiều vết loét lan rộng và phát triển cùng một lúc. Các vết này có bán kính từ 1mm đến 1cm thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, bao gồm các vị trí như sau:

  • Môi trong
  • Má trong
  • Nướu
  • Lưỡi
Nhiệt miệng

Nhiệt miệng

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng có nhiều dấu hiệu nhưng thông thường không có nhiều triệu chứng quá nặng. Tùy vào thể trạng của mỗi người, sẽ có các trường hợp như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, xanh xao, sụt cân.

Những tác hại nếu như không điều trị bệnh kịp thời

Nhiệt miệng tuy không khó chữa và thường không nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn để lâu mà không thấy thuyên giảm nhưng vẫn không chữa thì có thể phải đối mặt với một số ảnh hưởng đến sức khỏe như :

  • Khó chịu hoặc đau khi nói chuyện, đánh răng hoặc khi ăn uống
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
  • Vết loét lan rộng ra ngoài miệng làm cho bạn bị đau nhức nhiều hơn
  • Bị sốt
  • Viêm mô tế bào

Do đó, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu vết lở loét lan rộng hay bị quá nhiều nốt nhiệt miệng, quá đau đớn… Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Vì vậy bạn không thể lơ là.

5 loại nước uống giúp bạn giảm nhiệt miệng nhanh chóng

Trà xanh

Trà xanh thường được biết đến là giúp con người thanh nhiệt, bài tiết chất độc, khử mùi… Ngoài ra trà xanh còn kháng viêm rất tốt, bảo vệ răng miệng nhờ vào các chất chống oxy hóa có ở trong trà. Hoạt chất chống oxy hóa trong trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan của virus.

Theo như chia sẻ từ bác sĩ Duy Tùng, người trưởng thành có thể uống từ 2 đến 3 cốc trà xanh mỗi ngày thì sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây ra những tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm. Không được uống trà xanh pha quá đặc hay để qua đêm, qua 2 nước. Bạn cũng không nên uống trà xanh sau 16 giờ, tránh mất ngủ và không nên uống lúc đói gây xót ruột, không tốt cho dạ dày. Sau khi uống trà cần phải súc miệng lại bằng nước lọc để tránh bị vàng răng.

Trà xanh

Trà xanh

Nước cam

Nhiều người chọn uống nước cam khi bị nhiệt miệng bởi chúng ngon miệng, dễ uống và cung cấp dưỡng chất. Thực chất, nước cam còn giúp ích trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Hơn nữa, am còn chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, đẩy nhanh quá  trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Do đó cam rất tốt cho cơ thể khi bị nóng trong người.

Nước cam

Nước cam

Bột sắn dây

Theo như Đông Y thì bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố trong cơ thể, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Những người đang bị nhiệt miệng có thể dùng khoảng 10 đến 15 gram mỗi ngày. Tùy theo thể trạng và tuổi của người sử dụng, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng. Bạn có thể pha bột với nước đun sôi rồi để nguội, có thể thêm một chút đường hoặc nước cốt chanh để làm tăng hương vị, tuy nhiên, không nên cho đường là tốt nhất. Trẻ em thì nên cho uống chín.

Bột sắn dây có tính hàn nên không uống nhiều hơn một cốc mỗi ngày.  Bạn nên pha bột sắn với nước nóng để làm chín, giảm tính hàn, tránh bị đau bụng.

Nước khế chua

Khế tươi có tác dụng tốt cho người đang mắc bệnh nhiệt miệng. Đầu tiên giã nát 2-3 quả khế tươi rồi cho vào nồi sau đó đổ ngập nước vào đun sôi, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Người bệnh nên lựa loại khế chua, giúp thanh nhiệt cũng tốt hơn nhiều so với khế ngọt.

Nước khế chua

Nước khế chua

Rau má

Rau má thuộc họ hoa tán có tính hàn, có khả năng làm mát, thanh lọc cơ thể. Trong cây rau má là các thành phần có chứa chất triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu đang bị nhiệt miệng thì bạn có thể giã cho rau má nhuyễn ra, vắt lấy nước uống, sử dụng đều đặn hằng ngày, tình trạng bệnh nhanh chóng hồi phục.

Ngoài các thức uống kể trên, khi bị nhiệt miệng bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả cho cơ thể. Sử dụng các thực phẩm này tức là bạn đang bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, C, A, kẽm, sắt…) cho cơ thể. Hành động này giúp hạn chế sự tổn thương niêm mạc và nhanh làm lành vết thương. Thực đơn có thể có các loại thịt như ngan, vịt và các loại cá nước ngọt, ăn nhạt.

Bạn nên chú ý tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bị bội nhiễm, hạn chế biến chứng. Người bệnh có thể sử dụng kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để hạn chế ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời có thể làm mát miệng từ bên trong. Nếu bạn cảm thấy đau đớn khi dùng kem đánh răng, có thể thay thế bằng nước muối để súc miệng tạm thời.

Với tất cả những chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp ích được cho bạn nếu đang trong tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên nếu cảm thấy bệnh vượt khỏi ngưỡng kiểm soát, hãy đến ngay cơ sở y tế để nhận được tư vấn từ bác sĩ.

Nguồn : https://thewaterman.vn/blogs/uong-nuoc/top-5-loai-thuc-uong-mat-giup-giam-nhiet-mieng

>>> Xem thêm : Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có cần uống nước hay không?