DANH MỤC
Xung quanh chúng ta toàn là nước, nước là khởi nguồn của mọi sự, nước nuôi sống cho con người và cả… con của chúng ta. Chắc mọi người đã đoán được tôi đang ám chỉ điều gì đúng không. Người phụ nữ mang thai không chỉ uống nước cho mình như bao người mà còn phải cho cả con mình. Họ khác với đàn ông và những người phụ nữ không mang thai, nên việc uống nước của họ cũng có vài điều đặc biệt hơn.
“Bầu bì đã mệt mà ông cứ vòng vo tam quốc mãi, thế rốt cuộc thì mẹ bầu chúng tôi cần uống nước thế nào?” Ấy ấy chị em đừng nóng nảy như thế chứ, con trong bụng nó mà biết nó buồn lắm. Giờ tôi nói liền nè.
Lượng nước mỗi người nạp vào có liên quan đến khối lượng cơ thể. Mỗi người có cân nặng khác nhau nên nên không bà bầu nào uống giống bà bầu nào. Chị em nhớ kỹ chớ quên nhé vì nếu uống thiếu hoặc thừa thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mình và con.
Để tính lượng nước dựa vào cân nặng thì tờ báo US News & World Report đã đưa ra một công thức vạn năng:
Cân nặng (lbs) x 0.5 = Lượng nước (oz)
Quy đổi:
1 lbs = 0.5 kg (1 kg = 2 lbs)
1 oz = 0.03 lít
Ví dụ một người cân nặng 55kg thì sẽ tính như sau:
55 x 2 = 110 lbs
110 x 0.5 = 55 oz
55 x 0.03 = 1,65 lít
Ai cũng thích ngồi trong phòng máy lạnh, nhưng ngồi mà quên uống nước mới khổ. Các mẹ cần biết rằng luồng hơi se lạnh phả ra từ máy điều hòa không giống gió biển tự nhiên. Gió biển mang hơi ẩm, còn hơi từ điều hòa sẽ hút hơi ẩm từ cơ thể khiến mẹ bầu bị mất nước. Thế nên dù ở trong phòng điều hòa có dễ chịu đến mức nào cũng đừng quên uống nước để giữ ẩm nhé mẹ bầu.
Uống liền sau khi ăn thì không tốt chút nào đâu các chị em ơi vì sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, cản trở tiêu hóa. Khi thức ăn vào dạ dày, dịch vị là acid clorhidric sẽ được tiết ra để “thanh lý” cơm rau cá thịt. Nếu ăn xong uống ngay thì nước sẽ làm acid này bị loãng và giảm tác dụng, tiêu hóa không được suôn sẻ. Nên uống nước sau khi ăn 30 phút mới chuẩn nhé!
Sau một đêm dài say giấc, cơ thể đã tích tụ nhiều độc tố nên việc uống nước vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bài tiết các chất độc đó tốt hơn. Nước còn giúp cơ bắp thư giãn, thúc đẩy dòng máu lưu thông và giúp làn da khỏe mạnh hơn. Nhớ là tránh xa nước lạnh nhé các bà mẹ, ai không kìm lòng mà tu một ly nước lạnh là sẽ hại cho hệ tiêu hóa, hại luôn mình và em bé đấy.
Theo những thông tin đã đề cập trước đây, chúng ta không nên uống nước trước khi ngủ vì thận sẽ phải hoạt động nhiều, dễ đi tiểu đêm. Nhưng đó là khi uống…quá nhiều. Nếu uống một ly trước khi ngủ sẽ giảm nguy cơ đau tim và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Chưa kể nhiều thai phụ thường đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ nên dễ mất nước, uống nước trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu không bị mất nước.
Hãy tưởng tượng mà xem, khi tắm thì chắc chắn chúng ta sẽ dội một lượng lớn nước vào cơ thể, thân nhiệt hạ xuống nhanh chóng, thai phụ dễ bị sốc nhiệt gây ảnh hưởng đến thai nhi. Giải pháp là mẹ bầu hãy uống nước trước khi tắm cho thân nhiệt hạ xuống dần dần để không bị sốc nhiệt.
Các mẹ bầu nhớ uống nước trước khi siêu âm nhé, điều này không thừa thãi đâu vì khi bàng quang chứa đầy nước, mà nước lại dẫn âm tốt nên sóng siêu âm sẽ đi qua dễ hơn. Hơn nữa khi bàng quang căng nước, nó sẽ đẩy tử cung lên để bác sĩ dễ quan sát thai nhi, từ đó cho ra kết quả siêu âm chính xác.
Các cha anh chú bác đều hiểu phụ nữ khi mang thai phải đối mặt với nhiều chuyện như ốm nghén, sưng tấy chân và mắt cá chân, đau bụng hay chuột rút… Lúc đó cơ thể họ sẽ tăng cường tiết ra adrenalin khiến họ dễ cáu kỉnh và giận dữ, điều này không tốt cho thai nhi. Một ly nước mát sẽ khiến chị em “hạ hỏa”, gia đình yên vui, không lo xào xáo.
Đây được mệnh danh là thức uống vạn năng không phân biệt giàu nghèo sang hèn, cứ yên tâm là mẹ bầu nào cũng được quyền uống nước lọc nhé, không ai dám cấm đâu. Ngoài việc giải khát, thanh lọc cơ thể, nó còn ngăn chặn viêm nhiễm ở thai phụ.
Sữa cung cấp canxi và vitamin D giúp thai nhi có bộ xương chắc khỏe cũng như không bị còi xương. Tuy một số loại sữa công thức chứa các chất tốt cho thần kinh của thai nhi như ARA, DHA, Cholin nhưng không phải bà bầu nào cũng uống được. Nếu vậy thì thai phụ có thể mạnh dạn chuyển sang dùng sữa tươi ít đường hoặc không đường, lưu ý là phải được tiệt trùng.
Nước dừa thoạt trông như nước lọc nhưng có vị hấp dẫn hơn, tuy nhiên ít ai nghĩ nó rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Nó chứa nhiều chất điện giải giúp cơ thể giải phóng nhiệt cùng nhiều khoáng chất và acid amin khác. Nước dừa giúp bà bầu duy trì năng lượng, sức khỏe, lợi tiểu, tiêu hóa tốt, tim mạch hoạt động tốt, máu lưu thông dễ dàng.
Nước mía tốt cho mẹ và bé vì nó chứa nhiều đường tự nhiên cùng các acid hữu cơ, chất béo, protein, carbonhydrate và vô vàn khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Uống 3 ly mỗi tuần sẽ giúp mẹ bầu hạn chế táo bón, ốm nghén cũng như tăng đề kháng. Tuy nhiên uống quá liều sẽ dễ bị đái tháo đường. Nước mía như con dao hai lưỡi, chỉ có lợi khi ta uống đúng và đủ.
Nước cam được các cụ ví như “thần dược đại bổ”. Nước cam dễ uống lại còn chứa nhiều vitamin C, sắt, kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho trí não của em bé, chống viêm, chống oxy hóa cho bà bầu. Mẹ bầu nên uống nước cam trước 12h trưa và không nên lạm dụng nếu bị trào ngược dạ dày.
Những thức uống này gồm nước ép cà rốt, táo, ổi, cà chua, củ rền, chanh, sinh tố dâu, nho. Nhìn chung chúng đều cung cấp nước, bổ sung nhiều dưỡng chất khác, giảm chứng ốm nghén, tăng sức đề kháng cho mẹ và phát triển não bộ cho thai nhi.
Ăn chín uống sôi luôn là ưu tiên hàng đầu của con người vì nước đun sôi mới sạch bóng vi trùng. Mẹ bầu đừng bao giờ uống nước lã chưa đun sôi vì cơ thể trong thai kỳ rất yếu và nhạy cảm nên dễ bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh.
Các đồ uống như trà, rượu bia hay cà phê đều chứa ít nhiều caffeine, nó giúp ta “khuấy động” não bộ để chống buồn ngủ và mệt mỏi. Tuy nhiên caffeine không tốt cho thai nhi. Trong các thí nghiệm trên động vật, caffeine có thể gây ra những hậu quả “trời ơi đất hỡi” như dị tật ngón tay ngón chân, hở vòm miệng, nứt đốt sống, không có mắt, chậm phát triển…
Theo một nghiên cứu tiến hành trên 60000 mẹ bầu ở Na Uy, thai phụ uống nhiều nước ngọt có gas thì đường trong máu tăng rất cao và cực kỳ dễ sinh non. Chất photphate trong nước có gas có xu hướng kết hợp với chất sắt trong thức ăn rồi tạo ra các chất nguy hại cho mẹ bầu. Chưa kể caffeine trong nước có gas còn kìm hãm cơ thể hấp thu sắt, kẽm, làm thai phụ thiếu máu.
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang, bệnh viện phụ sản Trung ương Hà Nội, nhiệt độ thấp của nước là tác nhân chính gây ra tình trạng viêm đường hô hấp trên, viêm họng, nhức răng và ho dai dẳng ở bà bầu. Nếu không điều trị kịp thì nguy cơ nhiễm khuẩn huyết rất lớn, nhẹ hơn thì gây khó khăn cho hô hấp và thiếu oxy cho thai nhi. Nói vậy không có nghĩa là không được uống nước đá, nếu mẹ bầu không thể cưỡng lại được thì hãy pha thêm nước ấm vào nước lạnh để giảm sự chênh lệch nhiệt độ với cơ thể.
Người ta nói mẹ bầu có tới 2 trái tim, một của mình và một của bé. Sự phát triển của con trẻ gắn liền với thói quen sinh hoạt của người mẹ nên các chị em hãy biết cách chăm sóc cơ thể của mình để thai nhi phát triển thuận lợi. Và một điều đơn giản để làm là uống nước đúng cách, hãy bắt đầu quan tâm đến việc uống nước của mình ngay từ hôm nay nhé!
>> Còn một điều các chị em phải quan tâm nữa đó là uống nước ở tư thế nào mới chuẩn