Bạn nghĩ uống nước lạnh là tốt hay xấu?

Uống đủ lượng nước không thì chưa đủ mà nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có biết uống nước đúng cách với nước lạnh chưa, cùng tìm hiểu nhé!

Nước đóng vai trò thiết yếu để duy trì sự sống cho con người. Ai cũng hiểu cần uống đủ nước mỗi ngày. Nhưng chỉ quan tâm đến lượng nước uống không thì chưa đủ, mà nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Những ngày trời oi bức hay lúc luyện tập luyện thể dục mệt nhọc, một ly nước mát lạnh mang đến cho bạn cảm giác thật sảng khoái và biết bao thức uống chỉ ngon khi uống lạnh.

Uống nước lạnh là tốt hay xấu?

Uống nước lạnh là tốt hay xấu?

Nước ấm thường được biết đến với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy nước uống lạnh thì sao nhỉ, theo bạn uống nước lạnh là tốt hay xấu? Làm sao để có thể thưởng thức vị ngon của những thức uống mát lạnh mà vẫn đảm bảo sức khỏe?

Những chia sẻ sau đây của The Water MAN sẽ giúp bạn uống nước đúng cách với nước lạnh, cùng tìm hiểu nhé!

1. Những lợi ích mà nước uống lạnh mang đến cho cơ thể

Cải thiện tâm trạng

Một số vùng nhất định trong thùy thái dương của não người quyết định tâm trạng của bạn. Vùng này khi được kích thích bằng cách uống nước lạnh hoặc đơn giản bằng cách ăn kem sẽ cải thiện đáng kể tâm trạng của bạn.

Với những ai đang nóng giận, The Water MAN khuyên rằng bạn hãy tìm ngay cho mình một ly nước lạnh để làm dịu cảm xúc, kích thích và cung cấp năng lượng cho các hormone hạnh phúc trong cơ thể bạn nhé.

Uống nước lạnh giúp bạn cải thiện tâm trạng

Uống nước lạnh giúp bạn cải thiện tâm trạng

Giúp bạn tỉnh táo

Uống nước lạnh kích thích sản xuất Adrenaline, giúp tinh thần tỉnh táo và sảng khoái, cải thiện năng suất làm việc.

Bạn làm việc hàng giờ bên máy tính và cảm thấy buồn ngủ. Vậy thì một chiếc khăn mặt và một cốc nước mát lạnh sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn khoát khỏi cơn buồn ngủ.

Giảm đau

Adrenaline không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn giúp giảm đau. Những người bị tai nạn thường được cho uống một cốc nước lạnh để cơ thể và tâm trí tỉnh táo, giúp giảm đau sau chấn thương cũng giống như việc sử dụng một túi nước đá để giảm vết bầm tím và sưng. 

Giải nhiệt

Những mùa nắng nóng cao điểm, một cốc nước mát lạnh chính là trợ thủ đắc lực giúp đánh bay cái nóng. Nước lạnh giúp cơ thể hạ nhiệt, giữ huyết áp trong tầm kiểm soát, làm giảm sự tác động của nhiệt lên cơ thể.

Nước uống lạnh giúp cơ thể bạn giải nhiệt hiệu quả

Nước uống lạnh giúp cơ thể bạn giải nhiệt hiệu quả

2. Những tác hại mà nước uống lạnh gây ra

Ảnh hưởng đến men răng

Nước quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến men răng, làm răng ê buốt và phát sinh thêm các bệnh về răng miệng.

Uống nước đá có thể làm hỏng men răng, thậm chí nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (khi nhiệt độ thay đổi đột ngột). Thói quen nhai đá còn có thể làm răng bạn yếu và dễ gãy.

Uống nước lạnh có thể khiến men răng bị ảnh hưởng

Uống nước lạnh có thể khiến men răng bị ảnh hưởng

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Nước lạnh còn làm đông đặc các chất nhờn trong thực phẩm và khiến cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Khi các chất cặn bã phản ứng với axit và được hấp thu nhanh hơn so với thức ăn sẽ tạo thành lớp lót trong ruột. Điều này gây ra nồng độ axit trong dạ dày cao dẫn đến những cơn đau dạ dày bất thường.

Tăng nguy cơ bị đau họng và nghẹt mũi

Uống nước lạnh cũng làm tăng nguy cơ bị đau họng và nghẹt mũi. Đặc biệt uống sau bữa ăn dẫn đến hiện tượng tích tụ chất nhầy dư thừa (niêm mạc đường hô hấp). Khi đường hô hấp bị tắc nghẽn dễ nhiễm trùng làm đau rát họng, ho… 

3. Các đối tượng không nên uống nước lạnh

Trẻ em

Đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện. Do đó, đồ uống đồ lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho… Hơn nữa, nước uống lạnh còn dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột…

Trẻ em không nên uống nước lạnh

Trẻ em không nên uống nước lạnh

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt

Uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại khiến cho những cơn đau bụng kinh lại càng nặng hơn.

Phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ mang thai nồng độ progesterone sẽ tăng cao hơn bình thường, làm giãn cơ thắt dạ dày, khiến thức ăn và các axit dạ dày thoát ra ngoài, gây trào ngược axit, dẫn đến ợ chua, ợ nóng. Vì vậy, bà bầu thường hay thèm uống nước mát lạnh để giảm cảm giác này. Do thân nhiệt tăng cao hơn nên phụ nữ mang thai cũng hay uống nước đá để giải nhiệt.

Phụ nữ mang thai không nên uống nước lạnh

Phụ nữ mang thai không nên uống nước lạnh

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai lại không nên uống nước đá lạnh vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes (loại vi khuẩn này tồn tại và phát triển trong môi trường nhiệt độ âm), gây biến chứng sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật. Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ cũng trở nên yếu hơn, uống nước đá lạnh có thể bị các loại vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa, làm cho niêm mạc dạ dày bị co, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, dẫn đến tình trạng: không muốn ăn, đi ngoài, dạ dày co thắt, thậm chí đau bụng dữ dội. Phụ nữ mang thai uống nước đá lạnh sẽ khiến thai nhi bồn chồn bất an, tần số cử động của thai nhi trong tử cung tăng. 

Người cao tuổi

Người cao tuổi với chức năng tiêu hóa bị giảm sút, nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, có thể gây ra một số bệnh về đường ruột.

Người cao tuổi không nên uống nước lạnh

Người cao tuổi không nên uống nước lạnh

Người bị bệnh về tiêu hóa

Người mắc các bệnh như loét dạ dày cấp tính, viêm đường ruột cấp tính… nếu uống nước lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày.

Người bị bệnh về tim mạch

Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim. 

Người bị sâu răng

Khi ăn uống đồ lạnh sẽ làm cho răng bị đau buốt hơn, đồng thời làm giảm sức kháng bệnh của răng dễ gây ra các bệnh răng miệng khác.

4. Các lưu ý chung khi uống nước lạnh

Nhiệt độ nước

Nước lạnh (từ 2 đến 10° C)

Nước trong khoảng từ 2 đến 10° C còn được gọi là nước lạnh. Nếu nước lạnh như thế này vào cơ thể bạn, sẽ làm cho các mạch máu ở trên bề mặt trong miệng, thực quản và dạ dày bị co lại một cách nhanh chóng. Điều này làm chậm sự lưu thông máu cục bộ trong cơ thể. Từ đó khiến cho các chức năng tiêu hóa và hấp thu bị ảnh hưởng, gây ra các tác động không tốt cho sức khỏe.

Nước lạnh từ 2 đến 10° C ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Nước lạnh từ 2 đến 10° C ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Nước mát (từ 20 đến 30° C)

Nước mát là nước ở trong khoảng nhiệt độ từ 20 đến 30° C. Nước ở nhiệt độ này được coi là thực sự thích hợp để uống nhất. Lý do là vì nước mát không gây kích thích đường tiêu hóa và không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa sau khi uống. Khi uống nước ở nhiệt độ này, bạn vừa có thể giải khát lại không gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. 

Chất lượng nguồn nước

Nước đá thường chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ nhiễm bẩn, nhất là đá mua bên ngoài không đảm bảo. Khi đá tan, vi khuẩn sẽ tấn công cơ thể của bạn một cách mạnh mẽ, gây nên các căn bệnh nguy hiểm.

Nước đã nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn

Nước đá nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn

Về lâu dài, các nguyên nhân này sẽ khiến cho sức đề kháng giảm sút, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cũng cần lưu ý thêm chất lượng của nguồn nước nhé.

Nước uống lạnh hoàn toàn không xấu như nhiều người vẫn nghĩ. Việc uống nước lạnh là tốt hay xấu tùy thuộc vào cách bạn uống nước và thể trạng sức khỏe của từng người.

Với những chia sẽ ở trên, The Water MAN hy vọng có thể giúp bạn yên tâm khi thưởng thức những ly nước mát lạnh mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Luôn đồng hành cùng The Water MAN để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe bạn nhé.

>> Bạn có biết uống nước đúng cách với nước nóng chưa?