Trà la hán quả – “thần dược” cho mùa đông bạn nên biết

Trong Đông y, quả la hán được ví như loại quả “thần tiên” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Là loại quả có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng không biết từ bao giờ nó trở thành một loại thực phẩm phổ biến với người Việt Nam. La hán có nhiều tác dụng tốt như hạ sốt, làm dịu cổ họng, long đờm, trị ho…Chính vì thế, trà ha hán là thức uống bổ dưỡng vào mùa đông bạn nên sử dụng đều đặn nhé.

Khỏe mạnh với La Hán Quả

Khỏe mạnh với La Hán Quả

La hán quả là gì?

La hán là loại quả thuộc loại cây dây leo và rụng lá theo mùa. Cây này trước đây mọc hoang và được người dân vùng Tây Nam Trung Quốc trồng. Trái của cây la hán được dùng làm thức uống giải khát, thanh lọc cơ thể và hỗ trợ điều trị những bệnh như ho, cảm, sốt…La hán khi non có màu xanh, phơi khô sẽ chuyển thành vàng sẫm có lông nhung.

Trong quả này chứa một lượng đường hữu cơ lớn, hỗn hợp mogrosid (còn gọi là chất ngọt) cao hơn đường mía tới 300 lần. Chất ngọt trong la hán không độc hại, hàm lượng calo thấp, vị ngọt cao, ổn định nhiệt tốt nên bất kỳ ai thậm chí là bệnh nhân tiểu đường hay béo phì có thể sử dụng loại quả này để pha trà uống mỗi ngày. Ngoài ra, loại quả này có khoảng 8.67%-13,35% protein, nhiều vitamin C, Sắt, Mangan, Kẽm và nhiều yếu tố vô cơ có lợi cho cơ thể.

La hán có nguông gốc từ Trung Quốc nhưng từ lâu đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

La hán có nguông gốc từ Trung Quốc nhưng từ lâu đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Tác dụng “thần kì” của trà la hán

Đây là một loại quả với nhiều công năng như nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng…Do đó, vào mùa đông, quả này được nhiều người mua về để phòng ngừa và điều trị những bệnh lý liên quan tới hệ hô hấp, viêm amidan, tái bón… Dưới đây là những công dụng cụ thể của loại “thần dược” này.

Ngăn ngừa và điều trị bệnh về hô hấp

Mùa đông tạo điều kiện cho những vi rút, vi khuẩn phát triển và gây bệnh ở người. Và quả la hán được xem là món đồ uống dược liệu quá giá, có thể ngăn ngừa và hỗ trợ làm giảm những triệu chứng của viêm phế quản, ho gió, ho khan khi trời lạnh.

La hán quả hỗ trợ giảm ho hiệu quả trong mùa đông

La hán quả hỗ trợ giảm ho hiệu quả trong mùa đông

Thanh nhiệt, giải độc, tăng lưu thông máu

La hán là loại quả không gây nóng trong, ngược lại nó điều hòa môi trường bên trong, cân bằng nhiệt độ và điện giải, nhuận tràng. Ngoài ra, dược liệu này còn thể hiện đặc tính kháng viêm giúp chống lại tình trạng sưng họng, viêm phế quản thường gặp trong mùa đông. 

Chống dị ứng

Dị ứng là tình trạng gặp nhiều khi thời tiết chuyển sang đông. Trong la hán lại chứa các chất có khả năng kháng Histamin-chất sinh ra do phản ứng mạnh của hệ miễn dịch với các yếu tố xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, “thần dược” này được sử dụng phổ biến trong những đơn thuốc đông y điều trị dị ứng, chống viêm, giảm ngứa.

Ngăn ngừa bệnh lý về hô hấp và tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, uongs trà la hán giúp ngăn ngừa và hỗ hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp như ho gà, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho hay viêm phổi cấp. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị huyết áp, xơ cứng động mạch dùng dược liệu này cũng thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể.

Giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường

Nhu cầu đường càng cao thì nguy cơ tiểu đường, béo phì càng lớn. Bạn có thể thay thế nước ngọt có gas thành trà la hán chẳng hạn. Vì trong trà này có độ ngọt cao nhưng chứa rất ít calo nên nguy cơ béo phì, tiểu đường thấp.

Chống oxy hóa

Trong loại quả này chứa một thành phần gọi là mogrosid – thành phần tạo ngọt đặc trưng của quả. Chất này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Đặc biệt, chị em phụ nữ nên ưu tiên sử dụng trà la hán mỗi ngày để ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật, lão hóa da.

Các bước nấu trà la hán

Dưới đây là cách nấu tra an toàn, tiết kiệm thời gian nhưng không làm giảm thành phần dinh dưỡng vốn có của loại “thần dược” này. Bạn có thể áp dụng cách pha trà sau:

Bước 1: Chọn mua quả la hán tròn, quả lớn, nguyên vẹn.

Bước 2: Rửa sạch lớp lông ngoài của quả la hán 

Bước 3: Dùng dao bổ làm bốn quả la hán và cho vào ấm pha. Bạn cũng có thể dùng tay bóp nát và cho vào bình. tùy vào sở thích môi người để cho vỏ hoặc bỏ vỏ khi pha đều được.

Bước 4: Đổ nước đun sôi vào ấm trà và ủ trong vòng 15 phút. Trường hợp bạn muốn rút ngắn thời gian, có thể mang bình nước này đi đun để rút ngắn thời gian dinh dưỡng tiết ra ngoài nước.

Có thể kết hợp với các nguyên liệu như mã đề, mía lau, lá dứa để tăng hương vị và hiệu quả

Có thể kết hợp với các nguyên liệu như mã đề, mía lau, lá dứa để tăng hương vị và hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng trà

Trà la hán quả có tính hàn nên phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hạn chế uống vì nó sẽ làm suy giảm chất sắt tổn hại đến dạ dày, đau bụng. Phụ nữ mang thai không nên dùng trà nhiều vì ảnh hưởng tới nhịp tim. Phụ nữ vừa sinh xong cũng vậy, việc dùng quá nhiều trà la hán vì dễ gặp nguy cơ hậu sản. 

Kết luận

Để ngăn ngừa những bệnh “đặc thù” của mùa đông, bạn đừng quên uống trà la hán mỗi ngày để nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc, ngừa táo bón, giảm viêm… Nước Tinh Khiết mách bạn một “bí quyết” bảo quản la hán siêu dễ, tránh ẩm mốc.

Nên ưu tiên sử dụng những trái bị nứt vỡ trước vì nguy cơ hư hỏng ở những trái này cao. Lượng la hán dùng hết bạn có thể đem phơi khô và gói trong nhiều lớp giấy báo. Cách này giúp bạn bảo quản và giữ la hán thơm ngon quanh năm đấy nhé.

>>> Xem thêm: Đây là lí do chị em nên uống nhiều nước vào mùa đông?