Tính Lượng Nước Cần Uống Mỗi Ngày

Cơ thể chúng ta có hơn 70% là nước. Việc uống nước nhiều quá hoặc ít quá cũng đều gây hại cho cơ thể. Công cụ tính lượng nước cần uống mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng nước đủ cho cơ thể bạn.

Theo công thức 421 trong một chiến dịch truyền thông của một thương hiệu nước quốc tế thì mỗi người cần uống 4 chai 500ml, tương ứng với 2 lít nước mỗi ngày. Trên thực tế, lượng nước chúng ta cần bổ sung mỗi ngày khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, cơ địa, tần suất vận động, mùa và cả khu vực sinh sống.

Từ những cơ sở trên, NuocTinhKhiet.com chia sẻ công cụ tính lượng nước uống tự động được tham khảo từ các tài liệu uy tín trên thế giới, với mong muốn giúp bạn biết chính xác nhu cầu nước của cơ thể.

Tính lượng nước cần uống mỗi ngày

Tính lượng nước cần uống mỗi ngày

Uống bao nhiêu nước là đủ

Đừng quá ngạc nhiên nếu con số quá lớn so với tưởng tượng của bạn. NuocTinhKhiet.com nhấn mạnh rằng, công thức trên cho kết quả gần đúng về tổng lượng nước cơ thể bạn cần bổ sung mỗi ngày. Mọi người nên tham khảo và áp dụng chúng một cách tương đối để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Một điều nữa, khoảng 24% đã được hấp thụ thông qua chế độ ăn hàng ngày như cơm, canh, rau, trái cây và một số thức uống như sữa, cafe, nước ngọt. Mỗi ngày, một người hít khoảng 10,000 lít không khí chiếm khoảng 6% tổng lượng nước cần bổ sung. Do đó, bạn chỉ cần uống nước để bù 70% còn lại mà thôi.

Bổ sung đủ nước trong cơ thể là điều cần thiết để suy trì sự sống của bạn. Vậy nên, cơ thể mỗi người sẽ hình thành một hệ thống tinh vi hỗ trợ điều chỉnh thời gian là lượng nước cần được bổ sung. Trường hợp tổng lượng nước thấp hơn nhu cầu cơ thể thì cơn khát sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, uống nước đợi khát là thói quen không tốt một chút nào.

Lượng nước cơ thể cần mỗi ngày cos thể lấy từ nước uống và những loại thực phẩm khác nhau

Lượng nước cơ thể cần mỗi ngày cos thể lấy từ nước uống và những loại thực phẩm khác nhau

Điều gì xảy ra nếu bạn uống thiếu nước?

Tùy vào mức độ mất nước thì mức độ gây hại đối với cơ thể cũng có sự khác nhau rõ rệt. Thiếu nước ở mức độ nhẹ sẽ làm bạn mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, dễ cáu gắt, khó tập trung. Ngoài ra, việc mất nước sẽ khiến làn da của bạn chảy xệ, nhăn nheo, mắt trũng. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết bằng mắt thường.

Nếu mất nước ở mức độ nặng, thời gian dài thì việc uống nhiều nước trong một thời điểm để bù lại lượng đã mất không khả quan chút nào. Bởi tình trạng mất nước kéo dài vô tình gây ra những biểu hiện bệnh lý nặng nền, như sốt, tim loạn nhịp, mê sảng, ngất.

Một số người, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người làm việc văn phòng vì quá mải mê công việc thường mắc chứng “lười” uống nước. Khoa học đã chứng minh, uống ít nước dẫn đến các triệu chứng như nước tiểu sậm màu, nhức đầu, chóng mặt, tăng nhiệt độ cơ thể, táo bón và các vấn đề tiêu hóa.

Về lâu dài, thói quen lười uống nước sẽ dẫn đến hàng loạt triệu chứng nặng hơn như loét dạ dày, đau khớp, lão hóa sớm bởi nước cấu tạo nên phần lớn các bộ phận của cơ thể.

Khát là biểu hiện bên ngoài của tình trạng cơ thể bị mất nước trước đó

Khát là biểu hiện bên ngoài của tình trạng cơ thể bị mất nước trước đó

Uống quá nhiều nước có tốt không?

Con người không thể sống thiếu nước nhưng uống quá nhiều cũng rất nguy hiểm. Theo Business Insider, cung cấp nước quá nhiều một lúc (quá 1l nước trong 1 tiếng) có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước, do thận không đủ khả năng xử lý.

Việc uống nước qúa nhiều kéo theo hàng loạt những vấn đề sức khỏe, trong đó có hiện tượng phình tế bào não, gây ra các triệu chứng đau đầu, buồn ngủ, suy nghĩ kém linh hoạt. Lượng nước nạp vào cơ thể quá lớn ảnh hưởng tới khả năng xử lý của thận. Môi trường Natri sẽ mất cân bằng, não và cơ thể theo đó cũng bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Trường hợp này có thể gọi với thuật ngữ là ngộ độc nước. Chúng ngoài khả năng gây hại sức khỏe, cực đoan hơn là làm tổn thương não bộ, thậm chí là tử vong.

Khi đã có được lượng nước cần uống hằng ngày dựa vào công thức trên, mọi người cũng cần chú ý đến việc Uống Đúng để mang lại kết quả tốt nhất.

Uống lượng lớn nước trong thời điểm ngắn tạo áp lực cho thận và nhiều cơ quan khác

Uống lượng lớn nước trong thời điểm ngắn tạo áp lực cho thận và nhiều cơ quan khác

Một số lưu ý khi tính lượng nước uống hàng ngày

Chung quy lại, công thức chúng tôi đưa ra là tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín. Việc tham khảo, áp dụng là điều bạn nên làm. Tuy nhiên, cần linh động hơn trong nhiều trường hợp, chẳng hạn:

  • Với phụ nữ mang thai và cho con bú, bạn cần phải tăng lượng nước uống mỗi ngày khoảng 14-32 oz (414-946 ml) tùy thuộc vào nhu cầu của từng người.
  • Quy tắc ngón tay cái được áp dụng khi bạn bắt đầu cảm thấy khát nước hoặc trước khi luyện tập, chạy nhảy, chơi thể thao.
  • Nếu bạn uống đủ nước, bạn sẽ đi tiểu khoảng 2-4h/ lần, nước tiểu không màu hoặc màu vàng rất nhạt. Nếu có màu đậm hơn, bạn không uống đủ nước. Nhức đầu và chóng mặt là dấu hiệu của mất nước, bạn cần bổ sung ngay lập tức.
  • Các bệnh mãn tính như tiểu đường, xơ nang và bệnh về thận có thể tăng nhu cầu uống nước hơn.
  • Nên uống nhiều nước hơn khi ở trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (đặc biệt là nóng, ẩm hay lạnh) và ở trên cao.
  • Nếu bạn nghĩ mình đang thiếu nước, bạn nên di chuyển đến nơi mát hơn và bổ sung nước. Uống nước từ từ – uống quá nhanh có thể kích thích việc đi tiểu và hệ quả là bạn lại nhanh mất nước.
Màu nước tiểu thể hiện tình trạng thiếu,thừa nước trong cơ thể

Màu nước tiểu thể hiện tình trạng thiếu,thừa nước trong cơ thể

Kết luận

Ai cũng cho rằng uống nước dễ dàng và chẳng có gì để quan trọng hóa vai trò và lợi ích của nó. Tuy nhiên, như chúng tôi đã thông tin việc uống đúng, uống đủ chính là chìa khóa để bạn tăng sức đề kháng, dồi dào sức khỏe hơn.

Đừng tiếc mỗi vài cú rê chuột của mình nhé. Hãy gửi ngay những thông tin bổ ích này tới người thân, bạn bè và những người bạn yêu quý nhé.

>>> Đọc thêm: Nên uống nước tinh khiết hay nước khoáng để cơ thể khỏe mạnh?