DANH MỤC
Nôn mửa còn gọi dân gian là ói, là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường thấy. Khi đó thức ăn trong dạ dày bị buộc đẩy lên thực quản và trào ra ngoài khoang miệng. Đây là một triệu chứng tuy phổ biến nhưng không thể xem thường nếu muốn có một sức khỏe tốt.
Bác sĩ Jayme Hoch tại bệnh viện Mayo cho biết khi lo âu thì lượng máu sẽ đổ dồn về cơ bắp thay vì cơ quan tiêu hóa, từ đó dễ gây nôn ói. Những hoocmon gây stress như cortisol, epinephrine được tiết ra cũng làm co thắt dạ dày và tạo cảm giác buồn nôn.
Bị mất nước thì cơ thể sẽ không đủ nước để thực hiện quá trình bình thường. Lúc này lượng nước ít ỏi trong cơ thể sẽ được ưu tiên cho não và tim, dẫn đến lượng nước truyền về hệ tiêu hóa để “thanh lý” thức ăn cũng giảm đi, từ đó gây đau bụng và nôn mửa.
Thông thường, thức ăn từ miệng đi xuống thực quản, cơ vòng thực quản mở ra để thức ăn trôi xuống dạ dày, sau đó cơ vòng đóng lại để dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) không trào lên gây tổn thương thực quản. Nếu dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản thì sẽ gây cảm giác buồn nôn.
Trước đây mọi người cứ lầm tưởng loét đường tiêu hóa là do căng thẳng hoặc thức ăn có nhiều chất chua. Thật ra là do vi khuẩn H.pylori “kết hợp” cùng dịch tiết dạ dày gây lở loét. Khi loét đường tiêu hóa thì bạn sẽ bị đau bụng, đầy hơi, ở nóng và ói mửa.
Bệnh dị ứng theo mùa còn được gọi là sốt mùa hè. Nó có thể gậy ra triệu chứng chảy dịch mũi sau. Điều đó có nghĩa chất nhầy trong mũi thay vì chảy ra ngoài lỗ mũi thì lại chảy ngược vào trong cổ họng, chảy xuống thực quản vào dạ dày gây nôn mửa.
Bác sĩ bảo uống thuốc sau khi ăn không phải không có lý do. Vì dạ dày cũng “đối xử” với thuốc như thức ăn. Khi bụng đói mà uống thuốc, dạ dày cũng tiết acid để tiêu hóa thuốc, lượng acid này sẽ kích thích gây buồn nôn.
Sau khi nôn thì không nên uống nước ngay. Nếu có khô miệng thì hãy súc miệng bằng nước hoặc ngậm đá lạnh. Sau khi nôn khoảng 1 – 2h thì mới bắt đầu bổ sung nước từ từ, nhâm nhi khoảng 15 phút một lần. Nếu có nôn tiếp thì hãy bắt đầu quá trình nạp nước lại từ đầu.
Để ngăn ngừa nôn mửa thì ta nên uống đủ lượng nước hằng ngày, để tránh rối loạn dịch vị ở dạ dày, từ đó giảm tối thiểu trường hợp buồn nôn. Để tính lượng nước bạn có thể áp dụng công thức:
Cân nặng (lbs) x 0.5 = Lượng nước (oz)
Quy đổi:
1 lbs = 0.5 kg (1 kg = 2 lbs)
1 oz = 0.03 lít
Ví dụ một người cân nặng 55kg thì sẽ tính như sau:
55 x 2 = 110 lbs
110 x 0.5 = 55 oz
55 x 0.03 = 1,65 lít (lượng nước phải uống)
Đây là phương thuốc quen thuộc nhưng không kém phần hiệu quả. Nên uống nước đủ liều lượng hằng ngày và đúng thời điểm.
Gừng chứa gingerol giúp tiêu hóa tốt và thư giãn cơ bụng. Kế đến là loạt chất acid ascorbic, acid caffeic, capsaicin, beta-sitosterol, beta-carotene, curcumin, lecithin, limonene, selen và tryptophan giúp ngăn chặn tế bào của dạ dày liên kết serotonin dẫn đến tăng buồn nôn.
Ngoài việc là một gia vị được yêu thích ở nhiều quốc gia, quế còn điều trị được chứng buồn nôn do vấn đề tiêu hóa. Trong quế có các hợp chất có thể làm dịu các triệu chứng của buồn nôn như khó tiêu, ợ nóng. Quế còn giúp phụ nữ ngừng nôn trong thời kỳ kinh nguyệt.
Nước bạc hà có thể giảm cường độ và số lần nôn của phụ nữ mang thai. Để có một ly nước bạc hà rất đơn giản. Chỉ cần nghiền nát là bạc hà với một ít nước, sau đó cho thêm chanh và mật ong vào là ta đã có một thức uống chữa nôn hiệu quả.
Ít người biết hạt cây thì là có chất kháng khuẩn và chất gây mê giúp giảm tình trạng buồn nôn. Chỉ với vài thao tác đơn giản như nghiền hạt rồi cho nước sôi vào là bạn đã có một ly nước chữa nôn hiệu nghiệm
Hoa hồi giúp bạn tiêu hóa tốt, làm dịu dạ dày để tránh buồn nôn. Bạn chỉ cần ngâm hoa hồi trong nước sôi khoảng năm phút, sau đó lọc lấy nước là đã có món trà hoa hồi.
Trà đinh hương giúp là dịu dạ dày, từ đó chữa buồn nôn và nôn hiệu quả. Bạn chỉ việc ngâm đinh hương trong nước sôi rồi lọc lấy nước là đã có một ly trà đinh hương tốt cho sức khỏe.
Hoa cúc là loại thảo dược tốt nhất để chữa nôn và buồn nôn. Hoa cúc được dùng phổ biến để chữa nôn là hoa cúc Đức, có tác dụng làm dịu dạ dày và giảm triệu chứng buồn nôn.
Nước luộc rau có chứa nhiều vitamin A, C và các khoáng chất như canxi, kali, magie có thể chống lại những vi khuẩn hoành hành trong dạ dày, giúp tránh nôn. Chuẩn bị thì rất đơn giản, chỉ còn chọn loại rau bạn thích, đem luộc rồi lọc lấy nước là xong.
Nôn mửa là triệu chứng mà hầu như ai cũng gặp nhiều hơn một lần trong đời. Có khi nôn mửa là do thức ăn, có khi là do một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Nhìn chung nôn mửa ít nhiều đều gây khó chịu cho những người mắc phải. Hãy uống nước đúng cách để đẩy lùi những cơn nôn mửa đáng ghét nhé!