DANH MỤC
Mất nước dễ hiểu nhất chính là việc lượng nước trong cơ thể con bạn bị giảm đáng kể. Tùy vào từng mức độ mất nước, chúng sẽ này sinh ra những dấu hiệu khác nhau. Trường hợp mất nước với lượng lớn, bố mẹ không kịp thời xử lý có thể tạo ra những hiểm họa khôn lường cho chon trẻ.
Đặc biệt, vào mùa hè hay những ngày thời tiết thay đổi, cơ thể bé rất dễ bị mất nước so với những khoảng thời gian khác. Nguyên nhân có thể do mất cân bằng độ ẩm bên ngoài, do thói quen “lười” uống nước, do bố mẹ không quan tâm tới chế độ uống nước của trẻ.
Tình trạng mất nước kéo dài sẽn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi dinh dưỡng bên trong cơ thể bé, hoạt động của hệ bài tiết ngưng trệ. Theo đó, bé có thể xuất hiện những tình trạng như khó chịu, tức ngực, khó thở, ngất xỉu thậm chí là tử vong.
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mất nước ở con bạn. Mất nước ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện nên việc bố mẹ quan tâm tới chế độc nước uống ở bé thật sự cần thiết. Dưới đây là những nguyên nhân chính bố mẹ cần quan tâm:
Tiêu chảy là nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề mất nước ở bé. Khi bị tiêu chảy, bé cưng đi ngoài nhiều hơn bình thường. Việc bé đi phân lỏng trên 3 lần/ngày sẽ gây nên tình trạng mất nước nếu như bố mẹ không biết cách bù nước hiệu quả. Tiêu chảy thường xuyên xuất hiện đặc biệt với trẻ nhỏ và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất nước.
Nôn mửa cũng là một trong những trạng thái về rối loạn tiêu hóa khác khiến cho trẻ bị mất nước. Và nếu như bé nhà bạn vừa bị nôn mửa và còn kèm theo tiêu chảy thì bạn nên đưa chúng tới gặp bác sĩ ngay lập tức, vì không điều trị kịp thời vấn đề mất nước ở trẻ nhỏ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Sốt cao là một trong nhiều hiện tượng khác khiến trẻ nhỏ bị mất nước. Bạn cần lưu ý khi nhiệt độ cơ thể của chúng cao lên, đặc biệt những lúc chúng bị toát mồ hôi quá nhiều.
Đổ nhiều mồ hôi ở trẻ, khi hoạt động nhiều cơ thể chúng rất dễ ra mồ hôi. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cũng dễ khiến chúng toát ra mồ hôi và gây ra mất nước.
Khi cơ thể trẻ nhỏ nhà bạn bị mất nước, phản ứng đầu tiên đó là cần bù nước gấp bằng cách uống thật nhiều nước. Đây là một trong những dấu hiệu mà bạn sẽ dễ nhận thấy nhất được gọi là khát nước.
Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát đến màu nước tiểu của bé, nếu như màu sắc của chúng trở nên đậm và vàng hơn so với thông thường thì đây cũng có thể là chúng đang bị tình trạng mất nước. Thêm vào đó, dấu hiệu bé bị mất nước cũng sẽ theo từng độ tuổi mà bạn nên biết.
Đối với những bé sơ sinh, chúng vẫn chưa biết nói. Do đó, chúng thường sẽ mượn tiếng khóc của mình để thể hiện ra bên ngoài về những khó chịu có trong cơ thể.
Nên khi cơ thể của trẻ nhỏ đang bị thiếu nước, phụ huynh có thể quan sát chúng khóc nhưng nước mắt không có hoặc có mà rất ít.
Dấu hiệu khô miệng ở độ tuổi sơ sinh, là hiện tượng mất nước dễ nhận biết ở trẻ nhỏ. Bạn có thể thấy bé tiết ít nước bọt hơn, miệng dính lại và đôi môi của chúng trở nên khô hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần quan sát thời gian đi tiểu của trẻ, việc mất nước sẽ xảy ra nếu chúng không đi tiểu ít nhất 3 tiếng.
Nhịp thở sẽ trở nên bất thường, tay chân lạnh đi và trông rất nhợt nhạt.
Các bé ở độ tuổi sơ sinh có khả năng buồn ngủ nhiều hơn, đây cũng là một trong nhiều dấu hiệu khiến chúng mất nước.
Hiện tượng bạn có thể nhận thấy đầu tiên ở trẻ bị mất nước là chúng dễ cáu kỉnh hơn mọi ngày. Bởi mất nước làm cơ thể chúng trở nên khó chịu và khó kiểm soát được cảm xúc của mình hơn.
Theo trang tin của bệnh viện Vinmec cho rằng, nhịp thở bình thường ở trẻ có độ tuổi từ 6 – 12 tháng là dưới 50 lần/phút, và các bé trên 12 tháng tuổi là dưới 40 lần cho 1 phút. Vì thế, nếu cơ thể trẻ mất nước, nhịp thở của của sẽ nhanh hơn so với giới hạn thông thường.
Bạn cần để ý nếu con trẻ có biểu hiện mệt lả người đi hoặc ở chúng xuất hiện tình trạng nôn mửa hay tiêu chảy trong vòng 24 giờ đồng hồ. Đây là lúc bạn cần đưa chúng đi khám gấp.
Có nhiều cách sau đây nhằm điều trị cho trẻ nhỏ khi chúng bị mất nước.
Bạn có thể cho bé uống oresol. Đây là thuốc giúp dùng để thay thế nước. Liều lượng oresol sẽ phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của bé. Tuy nhiên, để an toàn hơn, bạn vẫn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé con nhà mình dùng nhé!
Những trường hợp khi trẻ nhỏ mất nước nghiêm trọng, lúc này chúng cần được truyền nước ngay. Đặc biệt, khi cơ thể chúng trở nên mệt lả đi hay cảm thấy lừ đừ trong người. Nhưng, nếu cho chúng truyền nước, bạn cần phải theo sự chỉ đạo của bác sĩ.
Bạn cần cho trẻ uống nước tinh khiết thành từng ngụm nhỏ và từ từ, chia làm nhiều lần uống. Đặc biệt, trong tiết trời oi ả nên lưu ý. Hiện có nhiều thương hiệu nước tinh khiết như nước PETAL, Vihawa,…cho bạn lựa chọn.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ nào đang cho trẻ sử dụng nước khoáng thì nên lưu ý nhé, vì chức năng thận của trẻ còn non yếu, do đó, việc hấp thụ các khoáng chất bên trong nước khoáng có thể gây ra hậu quả không nhỏ đến cơ thể của trẻ đâu.
Tránh việc cho bé uống các loại nước trái cây hay nước ngọt bày bán trên thị trường, vì trong đó có chứa rất nhiều đường và lượng Natri khá cao, điều đó sẽ làm tăng tình trạng gây mất nước ở trẻ. Thêm vào đó, nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy, có thể cắt giảm lượng sữa vì nó dễ gây ra phân lỏng.
Nên cho trẻ nhỏ uống nước ép trái cây, các loại sinh tố chứa nhiều nước, ví dụ như dưa hấu, đu đủ hay chuối. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ nhỏ ăn những loại thực phẩm mềm và lỏng như sữa chua cũng là một lựa chọn không tồi đâu.
Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày, bạn hãy chắc chắn rằng trong mỗi bữa ăn đều có nước. Đặc biệt, nếu trẻ đi ngoài trời hay vận động nhiều, chúng cần được nạp nhiều nước hơn nhé!
Vệ sinh cho chúng thật sạch sẽ. Bạn nên tập cho chúng tạo thói quen rửa tay trước khi ăn hay sau khi về đến nhà. Bởi hành động này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ đấy.
Quần áo của trẻ khi mặc cần thoáng mát, phù hợp, rộng rãi. Chất liệu phải thật dễ chịu và có thể thấm hút mồ hôi.
>> Xem thêm: Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào đến sức đề kháng của trẻ nhỏ?