DANH MỤC
Bệnh nhân bị tiêu chảy, việc đi đại tiện liên tục sẽ khiến cơ thể mất đi một lượng lớn nước và các chất điện giải cần thiết. Do đó, điều quan trọng nhất khi bị tiêu chảy là bạn phải bù nước đúng và đủ cho cơ thể. Nước Tinh Khiết sẽ chỉ ra những mẹo nhỏ để bạn nhanh chóng được bù đắp lượng nước và các chất điện giải đã mất, giúp phục hồi nhanh chóng sức khỏe và thể trạng nhé. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để biết cách bù nước đúng khi bạn bị tiêu chảy thôi nào.
Mất nước là tình trạng lượng nước thoát khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể bổ sung vào. Sự mất cân bằng này sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu từ đó gây cản trở hoạt động bình thường của cơ thể.
Mất nước thường gặp trong một vài trường hợp, nó có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, trong đó có bệnh lý tiêu chảy. Tiêu chảy thường bị mất nước do đại tiện tần suất và nôn ói. Nếu không chú ý bù nước và bù điện giải sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải nặng dẫn đến sốc. Các nghiên cứu về tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do sốc mất nước.
Mất nước cho dù ở mức độ nhẹ nhất cũng có thể khiến bạn cảm thấy cáu kỉnh và ảnh hưởng tới hoạt động nhận thức như mức độ tập trung, trí nhớ ngắn hạn, sự tỉnh táo. Ngoài ra, mất nước cũng có thể gây ra tâm trạng tức giận, lú lẫn và mệt mỏi. Vì vậy, người mất nước thường cảm thấy khó chịu, dễ sinh ra cáu bẩn khi giao tiếp với người khác.
Giữ đủ nước giúp quá trình kiểm soát thân nhiệt dễ dàng vì đổ mồ hôi là một cơ chế làm mát quan trọng trong hoạt động thể chất và đối phó với trời nóng. Khi mồ hôi mất đi nhưng không được bù, cơ thể sẽ không đủ nước để tạo ra mồ hôi và tiếp tục cơ chế làm mát. Đây là lý do tại sao nhiều người bị say nóng vào mùa hè do nhiệt bị giữ lại trong cơ thể, không thoát đi được. Một số trường hợp say nóng mà không được sơ cứu kịp thời đã dẫn đến tử vong.
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa cân bằng nước và huyết áp trong khi loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Mất nước nghiêm trọng có thể khiến thận bị tăng áp lực và ảnh hưởng tới chức năng thận. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể gây ra sỏi thận. Việc cơ thể thường xuyên mất nước làm tỷ lệ mắc sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu tăng cao. “Khi bạn mất nước, thận nhận được tín hiệu giữ lại nhiều nước hơn, bạn bắt đầu đi tiểu ít hơn, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận”, Bellatti nói.
Một trong những triệu chứng phổ biến của mất nước là đau đầu kéo dài. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những cơn đau đầu sẽ giảm trong vòng 3 giờ nếu người bệnh được cung cấp một lượng nước thích hợp.
Huyết áp, thể tích máu và nhịp tim có liên quan chặt chẽ với nhau. Thể tích máu thường được điều chỉnh dựa trên lượng nước hấp thu và tiêu hao. Điều này có nghĩa, giảm thể tích máu có thể xảy ra qua mồ hôi và nếu bạn bị mất nước, tim sẽ khó bơm đủ máu tới cơ thể để điều chỉnh thân nhiệt. Điều này khiến bạn có nguy cơ mệt mỏi đặc biệt là vào mùa hè.
Da chứa khoảng 30% nước, nó góp phần tạo ra sự đàn hồi, độ mềm mại và khả năng phục hồi chống lại các yếu tố môi trường. Mất nước có thể gây khô da và cũng làm giảm độ đàn hồi của da. Nước uống không thể ngăn ngừa nếp nhăn và các dấu hiệu khác của lão hóa da, nhưng nó có thể giúp giữ cho da khỏe mạnh ở mức độ nào đó.
Nhiều bệnh nhân phàn nàn bị đau bụng dữ dội kèm theo các triệu chứng như nôn, đau lưng và đau chân thực sự bị mất nước nghiêm trọng và những triệu chứng này thường giảm bớt khi họ được bù nước. Hãy bổ sung nước thường xuyên để tránh bị mất nước.
Tích cực bù nước và chất điện giải là những hành động cần thiết. Bởi đa phần người tiêu chảy gặp phải tình trạng mất nước và chất điện giải khiến cơ thể bị kiệt sức. Tùy vào từng trường hợp mà xác định được mức độ mất nước nặng hay nhẹ.
Ở mức độ nhẹ, bạn có thể bù nước bằng cách uống nước lọc, nước kiềm, nước khoáng, nước gạo rang…. Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy mất nước nặng thì cần bổ sung ngay dung dịch uống Oresol với liều trung bình trong 24 giờ là:
Khi sử dụng những biện pháp trên mà cơ thể vẫn không cải thiện tích cực thì hãy đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ tư kĩ lưỡng.
Tuy nước tinh khiết hay nước khoáng không chứa chất điện giải nhưng lại là thức uống bù nước rất hiệu quả cho người tiêu chảy. Nếu đang bị tiêu chảy, bạn nên uống nhiều nước khoáng hoặc nước tinh khiết hơn mức thông thường. Lưu ý, người bệnh không nên uống 1 lúc mà nên uống thành từng ngụm nhỏ. Nước khoáng giàu có về thành phần khoáng nên nó hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả việc cơ thể mất khoáng và mất cân bằng điện giải. Để phòng sự “ghé thăm” của tiêu chảy, bạn có thể bổ sung nước khoáng, niềm kiềm đều đặn mỗi ngày.
Nước gạo rang có tinh bột có tác dụng bổ sung năng lượng và nước cho cơ thể. Đặc biệt, loại nước này không làm dạ dày phải hoạt động quá nhiều để tiêu hóa. Nhiều người có thói quen cho thêm đường hoặc muối khi uống nhưng thực tế nó có thể làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng nề hơn.
Một số nước trái cây pha loãng nên dùng như: táo, mận, cà rốt….phù hợp để bổ sung khoáng chất, vitamin cho cơ thể. Nhưng thực tế, nhiều người quan niêm uống nước ép sẽ làm tồi tệ hơn tình trạng đau bụng. Nếu có suy nghĩ đó, bạn nên thay đổi ngay. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo việc bệnh nhân tiêu chảy nên uống nước ép trái cây vì trong nhóm thực phẩm đó có lượng khoáng chất, vi chất thiết yếu mà cơ thể cần.
Trà hoa hoa cúc có đặc tính chống co thắt nhu động ruột nên có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bị tiêu chảy do virus hoặc ngộ độc thực phẩm, người bệnh không nên dùng loại này. Bởi trong các trường hợp này, đi ngoài là cách cơ thể đào thải độc tố ra ngoài.
Trên đây là những thông tin bổ ích nhằm ngăn ngừa và xử lý tiêu chảy mức độ nhẹ. Bỏ túi những mẹo trên sẽ không thừa vì khi gặp tình huống này bạn có thể tự chăm sóc bản thân và những người yêu thương quanh bạn. Uống nước đúng, uống đủ là một trong những biện pháp phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị tiêu chảy bạn nên biết. Vì vậy, ngay cả khi không mắc bệnh, bạn nên duy trì thói quen uống nước đều đặn, tốt nhất là uống theo thời gian biểu để bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình nha.
Chúc bạn sức khỏe, tràn đầy năng lượng để chào đón Xuân 2021 nha!
>>> Xem thêm: Chỉ dân điền kinh chuyên nghiệp mới biết mẹo uống nước này